Bệnh trĩ là một vấn đề phổ biến liên quan đến tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị sưng hoặc viêm. Bệnh trĩ nặng hơn khi ăn uống không khoa học ngày Tết là điều người bệnh rất hay gặp phải. Vậy tại sao bệnh trĩ nặng hơn vào dịp Tết, các thực phẩm cần tránh, thói quen xấu gây hại và những biện pháp nào giúp kiểm soát bệnh trĩ hiệu quả.
Vì sao bệnh trĩ nặng hơn khi ăn uống không khoa học ngày Tết?
Tết Nguyên Đán là dịp sum vầy, vui chơi, và thưởng thức nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, chế độ ăn uống thiếu khoa học nhiều đạm ít chất xơ đồng thời tiêu thụ nhiều bia rượu trong những ngày này có thể khiến bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.

Chế độ ăn nhiều đạm, ít chất xơ gây táo bón
Trong những ngày Tết, các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, thịt kho, giò chả, nem rán… chứa nhiều đạm và chất béo nhưng lại thiếu chất xơ. Điều này làm hệ tiêu hóa kém hoạt động, gây táo bón – nguyên nhân hàng đầu làm bệnh trĩ nặng hơn. Khi bị táo bón, người bệnh phải rặn mạnh khi đi vệ sinh, làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, dẫn đến sưng viêm, đau đớn và thậm chí chảy máu.
Uống ít nước làm phân khô cứng
Nhiều người trong dịp Tết thường quên bổ sung đủ nước do bận rộn tiệc tùng. Việc thiếu nước khiến phân trở nên khô cứng, khó đào thải, làm tăng nguy cơ táo bón và tổn thương búi trĩ.
Tiêu thụ nhiều rượu bia và đồ uống có cồn
Rượu bia là một phần không thể thiếu trong các bữa tiệc ngày Tết. Tuy nhiên, đồ uống có cồn làm giãn tĩnh mạch, khiến búi trĩ sưng to hơn và dễ chảy máu. Hơn nữa, rượu bia cũng làm cơ thể mất nước, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa.

Ăn quá nhiều đồ cay nóng và dầu mỡ
Món ăn ngày Tết thường có nhiều gia vị cay nóng như tiêu, ớt, hành, tỏi… và chứa nhiều dầu mỡ. Những thực phẩm này có thể kích thích niêm mạc ruột, gây viêm nhiễm hậu môn, làm tình trạng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngồi nhiều, ít vận động
Tết là dịp nghỉ ngơi, nhiều người dành thời gian xem TV, chơi game, hoặc ngồi lâu trong các bữa tiệc. Việc ít vận động thường làm giảm sự lưu thông máu ở khu vực hậu môn – trực tràng, khiến bệnh trĩ dễ trở nặng hơn.
Những thực phẩm làm bệnh trĩ nặng hơn
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng bệnh trĩ. Một số thực phẩm có thể khiến bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn, làm tăng viêm nhiễm, kích thích niêm mạc hậu môn và gây táo bón. Vì vậy, nếu bạn đang bị trĩ hoặc có nguy cơ mắc bệnh, hãy lưu ý tránh xa các thực phẩm có thể làm bệnh trĩ nặng hơn.

Đồ ăn cay nóng
Thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt, gừng, tỏi, và các loại nước sốt cay có thể làm kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, gây nóng rát hậu môn và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Đồ cay có thể làm kích thích ruột, gây tiêu chảy hoặc táo bón, cả hai đều có thể làm bệnh trĩ trở nên tồi tệ hơn. Đồ ăn cay có thể làm tăng cảm giác bỏng rát, gây đau đớn và kích thích vùng trĩ.
Thực phẩm chiên xào, dầu mỡ
Đồ ăn nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán, bánh rán, đồ ăn nhanh có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, gây đầy hơi và táo bón. Thực phẩm nhiều dầu mỡ chứa nhiều chất béo khó tiêu có thể làm ruột hoạt động chậm hơn, gây ra táo bón – nguyên nhân chính gây bệnh trĩ. Đồng thời làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, gây khó tiêu và có thể dẫn đến viêm nhiễm hậu môn.
Thực phẩm chứa nhiều muối
Thức ăn quá mặn như dưa muối, cá khô, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều natri có thể làm mất nước trong cơ thể, khiến phân khô cứng và gây táo bón. Muối trong thực phẩm này gây giữ nước và sưng viêm, khiến búi trĩ sưng to và đau hơn. Đồng thời làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch hậu môn, khiến bệnh trĩ lâu lành hơn.

Đồ uống có cồn
Rượu bia không chỉ làm mất nước mà còn gây kích thích niêm mạc ruột, làm tình trạng bệnh trĩ nặng thêm. Khi cơ thể bị mất nước, phân trở nên khô cứng hơn, dẫn đến táo bón và làm bệnh trĩ trầm trọng hơn. Uống rượu bia thường xuyên cũng làm giãn mạch máu, gây sưng tấy và đau rát ở búi trĩ.
Thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột tinh chế
Các loại bánh kẹo, nước ngọt có gas, bánh mì trắng, cơm trắng, mì gói chứa nhiều đường và tinh bột tinh chế có thể gây táo bón. Những thực phẩm này ít chất xơ nên làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến phân cứng và khó đi ngoài. Đường trong những sản phẩm này còn làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ viêm nhiễm ở vùng hậu môn.
Một số thói quen khiến bệnh trĩ trở nên đáng lo ngại
Bệnh trĩ có thể đến với bất kỳ ai, tuy nhiên có một số thói quen hàng ngày có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và đáng lo ngại hơn. Dưới đây là những thói quen cần tránh khiến bệnh trĩ trở nên tồi tệ hơn.
Ngồi lâu khi đi đại tiện
Nhiều người có thói quen mang theo điện thoại hoặc sách báo khi đi vệ sinh, vô tình khiến thời gian ngồi trên bàn cầu kéo dài. Việc này gây áp lực lên tĩnh mạch trực tràng, dẫn đến nguy cơ trĩ nội và trĩ ngoài gia tăng lên.

Chế độ ăn uống nghèo nàn chất xơ
Chế độ ăn thiếu chất xơ dẫn đến tình trạng táo bón, khiến người bị bệnh phải ráng sức khi đi đại tiện, gây áp lực cho tĩnh mạch và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Việc thiếu nước uống cũng góp phần khiến phân khô cứng, tăng nguy cơ trĩ.
Ngồi hoặc đứng quá lâu
Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài mà không thay đổi tư thế sẽ làm giảm lưu thông máu tại khu vực hậu môn, từ đó dẫn đến việc các tĩnh mạch bị sắp xếp, phình to và gây trĩ. Những người có tính chất công việc phải ngồi hoặc đứng nhiều như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên… dễ bị trĩ hơn.
Lạm dụng thuốc nhuận tràng khi bị táo bón
Nhiều người có thói quen lạm dụng thuốc nhuận tràng để giảm tình trạng táo bón, nhưng việc lạm dụng này vô hình chung khiến ruột mất khả năng hoạt động tự nhiên. Tuy nhiên khi bị trĩ, việc sử dụng thuốc nhuận tràng sẽ khiến đại tiện sẽ trở nên khó khăn, dẫn đến bệnh trĩ tồi tệ hơn.
Thiếu vận động
Việc thiếu vận động khiến tuần hoàn máu trở nên chậm chạp, dẫn đến tích tụ máu tại các tĩnh mạch hậu môn, gây sắp xếp trĩ và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Luyện tập thể dục đều đặn giúp cơ thể hoạt động linh hoạt, giảm nguy cơ trĩ và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Chế độ ăn uống khoa học giúp kiểm soát bệnh trĩ trong dịp Tết
Việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học trong dịp Tết là chìa khóa giúp kiểm soát bệnh trĩ, giảm nguy cơ tái phát và đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Dưới đây là những nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng giúp người mắc bệnh trĩ điều tiết trong những ngày Tết.
Tăng cường chất xơ trong bữa ăn
Chất xơ giúp mềm phân, giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn và hạn chế tình trạng táo bón. Trong dịp Tết, bạn nên tăng cường rau xanh (rau muống, rau ngót, rau dế, bốp cải), trái cây (chuối, đu đủ, cam, bưởi) và các loại hạt (hạt chia, hạt lanh, hạt điều).
Uống đủ nước
Nước giúp quá trình tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, giảm tình trạng phân khô và khó đại tiện. Trong dịp Tết, việc uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày giúp giữ đường ruột khỏe mạnh hơn. Nếu thường xuyên uống rượu bia, hãy kết hợp với nước lọc hoặc nước chanh để bổ sung lượng nước bị mất.

Hạn chế đồ chiên rán và thức ăn nhanh
Mặc dù các món chiên rán rất hấp dẫn trong mâm cơm ngày Tết, nhưng chúng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ táo bón và kích thích trĩ trở nên nghiêm trọng. Hãy thay thế bằng các món luộc, hấp hoặc nướng để giảm lượng dầu mỡ dung nạp vào cơ thể.
Tránh rượu bia và các chất kích thích
Rượu bia là nguyên nhân gây mất nước, kích thích dạ dày và gây táo bón, khiến tĩnh trạng trĩ trở nên tồi tệ hơn. Nếu không thể tránh hoàn toàn, bạn nên hạn chế và két hợp với việc uống nhiều nước.
Duy trì thói quen ăn uống điều độ
Việc ăn quá nhiều hoặc bỏ bữa trong ngày Tết dễ gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến táo bón hoặc tiêu chảy. Hãy cố gắng duy trì thói quen ăn uống điều độ, tránh việc ăn khuya hoặc dùng thức ăn nhanh quá thường xuyên.

Giải pháp giúp người bệnh trĩ tận hưởng Tết mà không lo tái phát
Đối với những người mắc bệnh trĩ, những thay đổi trong sinh hoạt, chế độ ăn uống và thói quen trong dịp Tết có thể gây tái phát hoặc làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, việc đề ra những giải pháp hiệu quả giúp bệnh nhân trĩ có thể tận hưởng một cái Tết trọn vẹn, không lo ảnh hưởng đến sức khỏe là rất quan trọng.
Bổ sung thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa
Một chế độ ăn uống hợp lý với các thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa sẽ giúp giảm nguy cơ táo bón và hạn chế sự phát triển của bệnh trĩ. Bạn nên tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây giàu chất xơ như rau bina, bông cải xanh, chuối, đu đủ. Đồng thời, hãy sử dụng các thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, kim chi, dưa cải muối giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột và hạn chế thức ăn cay nóng, dầu mỡ và đồ ăn chế biến sẵn để giảm kích thích lên trực tràng.
Thực hiện massage bụng
Massage bụng giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn. Massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 10-15 phút sau bữa ăn để kích thích ruột hoạt động kết hợp với việc uống nước ấm vào buổi sáng để giúp làm mềm phân và đi đại tiện dễ dàng hơn.

Sử dụng thuốc nhuận tràng khi cần thiết
Trong trường hợp táo bón kéo dài hoặc có nguy cơ gây trĩ nặng hơn, việc sử dụng thuốc nhuận tràng có thể là một giải pháp tạm thời. Sử dụng thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng để không làm mất khả năng tự điều tiết của ruột.
Duy trì vận động hàng ngày
Trong dịp Tết, việc vận động thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. Hãy nhớ duy trì ít nhất 30 phút vận động mỗi ngày như đi bộ, yoga, bơi lội và tránh ngồi lâu hoặc đứng quá lâu, nên thay đổi tư thế thường xuyên.
Giữ thói quen đi đại tiện đều đặn
Nếu bỏ qua cảm giác muốn đi đại tiện, phân sẽ trở nên cứng, gây táo bón và gia tăng áp lực lên trực tràng. Bạn hãy tập thói quen đi đại tiện vào giờ cố định đồng thời tránh dùng lực quá mạnh khi đi vệ sinh để bảo vệ niêm mạc hậu môn.
Bệnh trĩ nặng hơn khi ăn uống không khoa học ngày Tết là vấn đề rất hay gặp phải. Bằng cách bổ sung thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa, thực hiện massage bụng, sử dụng thuốc nhuận tràng khi cần thiết, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, hạn chế rượu bia, duy trì vận động và thói quen sinh hoạt lành mạnh, người bệnh trĩ hoàn toàn có thể tận hưởng một cái Tết vui vẻ mà không lo bệnh tái phát.